Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Nỗi dằn vặt của những người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine đầy đủ
Khi biết mình mắc Covid-19 vào tháng 11, Sean Williams, 50 tuổi, sống tại New York (Mỹ), cảm thấy rất tội lỗi và tủi hổ. Con gái anh, 14 tuổi, cũng dương tính với nCoV.

Cả hai bố con Williams đều đã tiêm đủ 2 mũi. Có lẽ hai người bị lây từ cô con gái thứ hai 11 tuổi vì cô bé mắc Covid-19 chỉ 2 ngày trước lịch tiêm mũi đầu tiên.

“Tôi không thể nói về chuyện này mà không cảm thấy bị dày vò vì tôi đã rất thận trọng trước khi mắc Covid-19”, ông Williams, nói. “Tôi cũng thấy khó chịu khi phải ấp úng giải thích rằng tôi tin vào khoa học và đã tiêm chủng. Cảm giác như đi giữa bãi mìn vậy”.

Trong đợt bùng phát Delta, số người tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn mắc Covid-19 ở Mỹ bắt đầu tăng mạnh. Điều này không nhất quán với tuyên bố dịch bệnh chỉ là “đại dịch của người chưa tiêm chủng” mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đưa ra trong mùa hè.

Các ca nhiễm đột phá (đã tiêm đủ nhưng vẫn mắc Covid-19) đã chứng minh rằng vaccine là công cụ hữu hiệu nhưng không hoàn hảo để ngăn dịch lây lan. Tiêm chủng diện rộng là điều phải làm, tiêm chủng riêng lẻ là chưa đủ.

Lúc này đây, khi chủng Omicron thổi bùng đợt lây nhiễm mới và số ca nhiễm đột phá tăng nhanh, người dân trở nên bực bội và rối bời hơn bao giờ hết.

“Tôi thấy rất xấu hổ”

Ông William không phải là người duy nhất cảm thấy lo âu hoặc bị phán xét vì đã không đủ cẩn thận và nhiễm virus cho người khác. Nhiều người cũng có cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ vì có thể đã vô ý gây ra rủi ro cho người khác.

Liam Neess, một thợ sửa ôtô 29 tuổi tại Cincinnati, Ohio, đã xét nghiệm dương tính 6 tháng sau mũi tiêm Pfizer thứ hai, ngay trước khi ông chuẩn bị bắt đầu chuyến đi 10 ngày để dự hai đám cưới, trong đó đám cưới thứ hai là của chị gái.

“Việc phải báo tin cho mọi người là tôi đã dương tính và họ nên xét nghiệm không stress bằng ảnh hưởng của chuyện này tới gia đình tôi”, Neess nói. Dù vậy, đối với ông, đó vẫn là “trải nghiệm khá đáng sợ”.

Neess còn thấy ái ngại vì biết đồng nghiệp mình có nguy cơ nhiễm virus vì nếu họ xét nghiệm dương tính, cả xưởng sửa chữa sẽ cần đóng cửa.

Tuy thấy ái ngại, Neess cho biết việc tiết lộ mình mắc Covid-19 là đúng với đạo đức và cư xử trong xã hội. May mắn là ông hai lần xét nghiệm âm tính vào một ngày trước lễ cưới của chị gái, các đồng nghiệp của ông cũng đều âm tính.

Jess, 32 tuổi, sống tại Pennsylvania, cũng có cảm giác dày vò như của Neess sau khi lây nhiễm đột phá hồi tháng 9.

“Tôi cảm thấy hồi hộp khi phải báo tin cho các F1 và thậm chí là cho người trong gia đình dù tôi không tiếp xúc gần với họ”, Jess nói.

Jess cho rằng mình nhiễm virus khi tham dự sự kiện có 18 người ngồi sát nhau trong 3 tiếng mà không đeo khẩu trang. Đó là lần duy nhất Jess buông lỏng các biện pháp đảm bảo an toàn như khẩu trang và giãn cách xã hội.

Jess nói đã mạo hiểm vào tối hôm ấy vì mình tiêm đủ 2 mũi, và dường như rất lâu rồi bà mới cho phép mình làm như thế.

“Khi phát hiện mình dương tính, tôi thấy xấu hổ vì đã tự đặt mình vào tình huống rủi ro. Tôi cũng không muốn mọi người biết được hoàn cảnh mình nhiễm virus”, Jess nói. Jess ban đầu định nói dối nhưng cuối cùng đã nói thật. Rốt cuộc thì “nó cũng không phải chuyện to tát” lắm như Jess vẫn lo sợ.

“Để vượt qua đại dịch, ta cần đoàn kết và có hành động phối hợp”, tiến sĩ Julia Raifman, phó giáo sư thuộc Trường Y tế Công cộng, Đại học Boston, nói. “Hành động của mỗi người đều có ảnh hưởng tới người khác. Vì thế, đây là lúc chính quyền phát huy vai trò dẫn dắt chúng ta có hành động phối hợp để ngăn ngừa lây nhiễm”.

Khi không có sự dẫn dắt như thế từ quan chức, bà Raifman cảm thông với những người như Jess và Neess. Theo bà, họ đang rất cố gắng để cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và hành động có trách nhiệm trong hoàn cảnh dịch bệnh luôn thay đổi và thiếu thốn thông tin.

“Điều đó có đáng không? Tôi không rõ nữa”

Aaron Ghitelman, 30 tuổi, bị lây nhiễm đột phá Covid-19 sau khi liên tục dự các sự kiện của ban nhạc yêu thích trong hai ngày cuối tuần hồi tháng 8. Vì đã thích ban nhạc này trong một thập kỷ, Ghitelman muốn chia sẻ trải nghiệm ấy với bạn gái.

“Thật là ngu ngốc”, Ghitelman lúc này nhìn lại.

Trở về nhà từ thành phố New York, Ghitelman và bạn gái xét nghiệm dương tính với Covid-19. Họ phải vội vàng hủy các buổi hẹn và báo tin cho mọi người.

Dù lo lắng sẽ bị chỉ trích, Ghitelman lập tức thông báo tình trạng bệnh trên mạng xã hội. Tinh thần trách nhiệm đã chiến thắng cảm giác ái ngại của Ghitelman.

Lúc này nhìn lại, Ghitelman vẫn chưa thể chắc chắn liệu mình sẽ hành động khác đi hay không. Một mặt, cảm giác mắc Covid-19 đối với ông khác hẳn so với các căn bệnh khác, dù chỉ là mức độ nhẹ. Nhưng mặt khác, các sự kiện âm nhạc hồi tháng 8 đã đem lại cho ông niềm vui đã vắng bóng từ lâu.

“Tôi tự hỏi mình ‘nếu mỗi lần đi nghe nhạc mà mắc Covid-19 thì tôi có đi nữa không?”, Ghitelman nói. “Đây là điều rất có ý nghĩa với tôi và mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Tôi muốn tìm cách làm điều ấy an toàn mà không bị nỗi sợ bao trùm”.

Như Ghitelman, Jess cũng có cảm giác mâu thuẫn như thế đối với quyết định đã khiến mình mắc bệnh.

“Lúc ấy thật tuyệt vời vì được giải phóng bản thân khỏi tâm lý bức bối khi tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt”, Jess nói. “Trong một khoảnh khắc, tôi không còn stress về việc rửa tay, giãn cách 2 m và đeo khẩu trang. Nhưng cuối cùng tôi đã mắc bệnh. Liệu điều đó có đáng không? Tôi cũng không rõ”.

Với sự xuất hiện của Omicron - biến chủng dễ lây hơn Delta, “liệu có đáng không” là câu hỏi nhiều người chắc chắn sẽ phải tự hỏi, kể cả là với những lựa chọn vốn rất đỗi bình thường.

“Mọi người cảm thấy chán nản vì chúng ta vẫn ở trong tình cảnh này dù đã có vaccine rất hiệu quả”, phó giáo sư Raifman nói. “Tôi nghĩ rằng sẽ khó để bất cứ ai có thể đưa ra lựa chọn tốt cả đôi đường”.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)
    Thanh niên bị bệnh viện 'trả về' lo hậu sự bất ngờ được một bệnh viện khác cứu sống (24-01-2024)
    Con rể và mẹ vợ nhập viện sau khi ăn sam biển nướng (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Người chưa tiêm vaccine mắc COVID-19 có nguy cơ phải điều trị tích cực (27-12-2021)
    Thuốc kháng COVID-19 của Pfizer và Meck: Ai có thể dùng và dùng ở thời điểm nào? (27-12-2021)
    Omicron có thể là biến chủng gây lo ngại cuối cùng (26-12-2021)
    Virus SARS-CoV-2 có thể trú ẩn trong nội tạng hàng trăm ngày (26-12-2021)
    Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cần tránh ăn những thực phẩm gì? (26-12-2021)
    Điểm sáng giữa cuộc khủng hoảng vì biến chủng Omicron (24-12-2021)
    Australia thử nghiệm thuốc xịt mũi heparin phòng COVID-19 (24-12-2021)
    Nga phát triển bộ xét nghiệm có khả năng phát hiện ngay biến thể Omicron (23-12-2021)
    Các triệu chứng nổi bật khi nhiễm biến thể Omicron là gì? (23-12-2021)
    Philippines phê duyệt sử dụng thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 (23-12-2021)
    Mũi vaccine thứ ba của AstraZeneca có hiệu quả chống lại biến thể Omicron (23-12-2021)
    Người đã nhiễm biến thể Delta vẫn có nguy cơ cao nhiễm Omicron (22-12-2021)
    Nhà dịch tễ học hàng đầu Australia nhận định biến thể Omicron ít độc lực hơn so với Delta (21-12-2021)
    Biến thể Omicron gây nguy cơ tái nhiễm gấp 5 lần Delta (20-12-2021)
    Vaccine Nanocovax: Cần bổ sung dữ liệu ca mắc COVID-19 thực tế (20-12-2021)
    Tỷ lệ nhập viện vì Omicron thấp hơn 11 lần so với Delta (19-12-2021)
    Vaccine phát huy hiệu quả trước biến thể Omicron (19-12-2021)
    WHO giải thích lý do chậm trễ phê duyệt vaccine Sputnik V (19-12-2021)
    Xuất hiện phiên bản 'Omicron tàng hình' (17-12-2021)
    Điều cần biết về tiêm vaccine COVID-19 liều bổ sung, nhắc lại (16-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152757725.